1. NGUYÊN LIỆU
Thường chúng ta sẽ dùng các nguyên liệu sau để làm sữa hạt: Ngũ cốc; Các loại hạt; Đậu đỗ; Các loại củ quả có vị ngọt…
👉 Nhóm ngũ cốc có tính axit dương, chỉ có hạt Kê, diêm mạch là thuộc nhóm Kiềm Dương.
👉 Các loại hạt thuộc nhóm có tính Axit Âm, tuy nhiên nhóm hạt thì tính Âm nhiều hơn nhóm đậu đỗ. Các loại đậu có màu sắc đậm thì sẽ Dương hơn các loại đậu có màu sáng hơn.
👉 Nhóm đậu đỗ có tính Axit Âm.
👉 Các loại củ quả: có để cả vỏ hay không tùy thuộc khẩu vị và sở thích của từng người, tuy nhiên để vỏ thì sẽ quân bình Âm Dương hơn.
👉 Các loại đường tạo ngọt dù là đường thô vẫn mang tính Axit Âm
Nên chọn các loại hạt ngũ cốc và đậu đỗ có tính Dương hơn để dùng vào mùa thu đông và các loại ngũ cốc, đậu đỗ có tính Âm hơn vào mùa xuân, hè.
2. KẾT HỢP CÁC LOẠI HẠT
– Nên chọn một loại ngũ cốc, 1 loại hạt, 1 loại đậu và 1 loại rau củ quả thì sẽ quân bình Âm Dương hơn.
– Không nên chọn nhiều loại đậu và nhiều loại hạt để làm cùng 1 món sẽ bị thừa Axit.
– Hạt kê và diêm mạch là ngũ cốc nên cho vào tất cả các món sữa hạt vì đây là hạt có tính Kiềm.
– Khi nấu sữa hạt, nên cho muối hồng Himalaya hoặc muối tinh (là muối chưa hầm) để tăng tính Kiềm.
– Các loại sữa hạt đều nên nấu thô, sau đó cho thêm các loại đường vào sau với lượng rất nhỏ. Có thể tạo ngọt bằng các loại quả ngọt: táo đỏ, chà là, để tạo thêm vị ngọt tự nhiên cho sữa.
3. TỶ LỆ
– Ngũ cốc: chiếm khoảng 50-60%
– Đậu đỗ và hạt: tối đa khoảng 20%
– Các loại tạo ngọt và rau củ quả khác: khoảng 20-30%
– Muối: 1 nhúm nhỏ
4. LƯU Ý KHÁC
🍉 Nên dùng máy xay KUCHEN DKS1281 có thể xay mịn không lọc bã để giữ lại nhiều chất xơ, đồng thời cũng quân bình Âm Dương, Axit và Kiềm hơn.
🍉 Sữa hạt nên được uống khi còn nóng sẽ dễ hấp thu. Nên uống xa bữa ăn hoặc sau bữa ăn vì sữa hạt dễ gây đầy bụng, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ.
🍉 Không nên cho nhiều loại hạt và quá sẽ khó uống và khó hấp thu, nên thay đổi mỗi ngày làm một loại sẽ tốt hơn.